Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Kho lưu trữ bất tận Google Drive


1. Cách 1. Sử dụng Kho đám mây Mega. Đăng ký xong nó sẽ cho bạn 20 GB đĩa trống (trước kia là 50 GB đĩa trống, xem ảnh đính kèm). Có thể đồng bộ được với máy tính xách tay và điện thoại di động. Xem: https://mega.io/
2. Tạo thêm Account của Google rồi vào Google Drive tạo thư mục và chia sẻ toàn bộ thư mục đó cho Account Google đầu tiên (xem hình đính kèm) với cách làm như sau:
2.1 Giả thiết bạn đã có 1 tài khoản Google rồi, tạm gọi là tài khoản gốc (TKG). Khi đó Google sẽ cấp cho bạn 15GB đĩa trống cho tất cả các ứng dụng của Google, ví dụ như Gmail, GPhoto, GDrive, YouTube, .v.v.  Qua năm tháng, lượng 15GB này sẽ hết dần. Nhưng bạn có thể có kho với n lần 15GB bằng cách làm sau:
2.2 Tạo ra một tài khoản Google Mail thứ 2, gọi là TK2. Khi này Google lại cấp cho TK2 lượng 15GB. Sau khi tạo xong TK2 thì:
2.3 Vào Google Drive tạo ra một thư mục mới, ví dụ đặt tên thư mục đó là Shared_Driver-02 (như hình đính kèm của tôi)
2.4 Chia sẻ thư mục Shared_Driver-02 vừa tạo ra với tài khoản gốc (TKG) của Google với lựa chọn quyền sửa (Edit) cho TKG đó.
2.5 Khi bạn Upload các tệp tạp chí điện tử dạng PDF lên thư mục Shared_Driver-02 của Google Drive, hãy sử dụng TK2 để làm vì khi này Google sẽ tính lượng đĩa đã sử dụng cho TK2. Nhưng vì tài khoản gốc ban đầu TKG có quyền Edit thư mục Shared_Driver-02 nên TKG này có thể nhìn thấy, sửa đổi và get link của bất kỳ tệp nào nằm trong thư mục Shared_Driver-02 đó. Đây chính là những gì bạn cần.
2.6 Nếu dùng sắp hết lượng đĩa 15GB của Shared_Driver-02, thì hãy tạo một Account tiếp theo của Google Mail để có thêm 15GB nữa, hoặc khi tạo TK2, thì tạo luôn TK3, TK4, TK5.... thì bạn sẽ có lượng đĩa là n lần 15GB rồi làm lại các bước từ 2.3 tới 2.5 là OK.





Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Lợi ích và thách thức của Khoa học Mở - Jitsi Meet với CoMeet

Documentation: https://docs.zextras.com/carbonio/html/usage.html?fbclid=IwAR24k0QOW3kYiu0axUp_vuY7-OR_FkGt28zmNuU2mtXV1c5LpfCZOBGUG0A

Url: mail.emailplus.vn
Tk: nghia@emailplus.vn

 

CC Machine-readability: 

https://wiki.creativecommons.org/wiki/Marking_your_work_with_a_CC_license#Author.2C_License.2C_Machine-readability

Định nghĩa nguồn mở: 

- Tiếng Anh: https://opensource.org/osd

- Tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/g8imxcbozej8kas/OpenSourceDefinition.pdf?dl=0

FOSTER: Lợi ích và thách thức của khoa học mở 

Video - Lợi ích của Khoa học Mở: https://youtu.be/tMrhrQyt5I8

Video - Khoa học Mở là gì, thế nào & vì sao: https://youtu.be/3m6p6w8oOw4 

Lợi ích: https://www.fosteropenscience.eu/node/1422

Thách thức: https://www.fosteropenscience.eu/node/1424 

  • https://hop.comeet.vn/iway/iway@123;
  • https://netmeeting.netnam.vn/#/Room.9109/vfossa_admin/Vfossa@0908

https://freeswitch.com/https://en.wikipedia.org/wiki/FreeSWITCH
  • Bổ sung thêm: 9151 và 9152
  • Các phím tắt cho acc của moderator:

0 => tắt mic bản thân
*0 => tắt cam bản thân
*10 => tắt mic all
*11 => bất mic all
*00 => tắt cam all
*01 => bật cam all


Stem: https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/ky-2-vi-du-ve-cac-mau-rap-thi-nghiem-stem-cua-vdini/20210416051017649p1c785.htm

 

Blog của Dương Ngọc Thái 

https://vnhacker.blogspot.com/

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Khai phá các trang Phần cứng Nguồn Mở thế giới, bao gồm ứng phó với đại dịch COVID-19

NIH 3D Print Exchange, https://3dprint.nih.gov/. Trang của Viện Y tế Quốc gia - NIH (National Institute of Health) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Con người của Mỹ.



Open Source Medical Supplies – OSMS, https://opensourcemedicalsupplies.org/ - là trang Vật tư Y tế Nguồn Mở - Cộng đồng các nhà chế tạo Phần cứng Nguồn Mở ứng phó COVID-19 toàn thế giới, chủ yếu ở Mỹ.

  • Các bước: (1) PROJECT LIBRARY; (2) Chọn chủng loại, vd: Goggles - Kính bảo hộ → Nhấn thẳng vào hình; (3) Info → tới nơi có thông tin và link tải thiết kế về; (4) Tải tệp thiết kế về; (5) Giấy phép có thể đi cùng với tệp .zip để tải về.

  • Chính sách giấy phép mở toàn trang , xem ở mục: Project License Types ở địa chỉ https://opensourcemedicalsupplies.org/local-response/guide/what-to-consider/



Makerbot Thingiverse https://www.thingiverse.com/

  • Các bước: (1) Chọn một sản phẩm; (2) Đọc thông tin, gồm cả thông tin giấy phép mở, và tải các tệp về.

  • Các bước: (1) Explore; (2) Groups; (3) Chọn Group; (4) Chọn sản phẩm của nhóm;

  • Xem phần: Education/Chọn các chủ đề/chọn sản phẩm rồi làm tương tự

  • Chọn Combo: All Things để thấy các chủng loại.


Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Sử dụng Google Meet

 Để sử dụng Google Meet, làm các bước sau: 

1. Dùng tài khoản thư điện tử Gmail rồi đi tới https://apps.google.com/meet/ 

2. Nhấn Bắt đầu cuộc họp (Start a meeting)

3. Sử dụng webcam và micro của máy, chọn Cho phép (Allow) khi được hỏi 

4. Nhấn Add Others để mời mọi người vào phòng họp. Có thể mời nhiều người trong chỉ 1 lần bằng các địa chỉ thư điện tử của từng người cách nhau 1 dấu phẩy. 

Lưu ý: Có thể khi gõ địa chỉ thư điện tử người mời xong, vẫn phải dùng chuột để chọn người đó từ phần bên dưới lên, chứ không nhấn phím Enter ngay được. 


Có thể mời mọi người vào phòng họp bằng cách: Nhấn Meeting Details để có được thông tin đường dẫn (URL) của phòng họp. Sao chép đường link này gửi cho những người tham gia cuộc họp. 


Một vài núm chức năng:

1. Các núm tắt/bật micro và webcam

2. Núm rời phòng họp 

3. Núm chat

4. Núm liệt kê những người tham gia 

5. Chia sẻ toàn bộ màn hình hoặc cửa sổ để trình chiếu cho cả lớp (trình duyệt FF chỉ cho phép chia sẻ toàn bộ màn hình, không cho chia sẻ cửa sổ). Nhần Stop Presenting để dừng việc chia sẻ màn hình. 

6. Núm 3 dâú chấm dọc với một vài tính năng: 

6.1 Whiteboard/Start new whiteboard để có một cái bảng vẽ có thể lưu lại 

6.2 Change layout - thay đổi hiển thị màn hình những người tham gia 

6.3 Full screen - sử dụng chế độ toàn màn hình 

6.4 Turn on captions - bật phụ đề

6.5 Vài núm tính năng khác 


Vài mẹo nếu muốn mở lớp cho nhiều người: 

1. Sử dung ít nhất 2 thiết bị, tối thiểu là 1 máy tính xách tay và 1 điện thoại thông minh. 

2. Nguyên tắc: Trong 1 lớp học chỉ nên có 1 micro hoạt động, tất cả các micro khác cần phải tắt để tránh nhiễu ù.

3. Nguyên tắc: 1 máy sử dụng để nghe và 1 máy sử dụng để nhìn. Máy sử dụng để nghe có thể tắt webcam và máy này thường đường kết nối với máy chiếu và/hoặc màn hình TV; máy sử dụng để nhìn cần tắt micro. Nguyên tắc này áp dụng cho cả người giảng bài và lớp học.

 


Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

Tạo nhóm thư với Google NewsGroup

 Để tạo nhóm thư, làm như sau: 

1. Sử dụng tài khoản Gmail để đi tới địa chỉ: https://groups.google.com/

2. Nhấn núm Create Group 

3. Đặt tên nhóm, địa chỉ thư điện tử của nhóm, và mô tả nhóm thư rồi nhấn NEXTđể tới trang thiết lập chính sách quyền riêng tư cho nhóm tin

4. Các thiết lập mặc định là cho một nhóm riêng tư. Bạn có thể thay đổi nếu muốn. Nhấn NEXT để sang trang ADD MEMBER 

5. Khi thêm các thành viên, bạn có 3 lựa chọn: 

5.1 Thành viên được thêm vào là thành viên của nhóm; Lựa chọn này còn cho phép bạn cùng một lúc vào 9 thành viên (9 địa chỉ thư điện tử, cách nhau bằng dấu phẩy)

5.2 Thành viên được thêm vào là người quản lý nhóm; 

5.3 Thành viên được thêm vào là người sở hữu (đồng sở hữu) nhóm.

6. Viết thông điệp chúc mừng 

7. Mặc định khi thêm thành viên là thêm trực tiếp vào nhóm (không cần gửi lời mời tới thành viên). 

8. Nhấn Create group (ở bên phải phía trên cùng màn hình) để tạo nhóm.  


Sau khi tạo nhóm xong, bạn có thể gửi tới địa chỉ duy nhất của nhóm và tất cả các thành viên của nhóm đều sẽ nhận được thư của bạn.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

Tạo blog mới khi có nhiều địa chỉ thư điện tử

 Để tạo một Google Blog mới khi có nhiều địa chỉ thư điện tử, làm như sau: 

1. Đi tới: https://www.blogger.com/about/

2. Nhấn núm Create Your Blog

3. Chọn địa chỉ email bạn muốn sử dụng để tạo Blog 

4. Nhấn vào mũi tên chỉ xuống ở góc trái trên cùng (nơi có các blog bạn đã tạo) 

5. Chọn lựa chọn dưới cùng: New Blog... 

6. Hộp chọn tên Blog sẽ hiện ra -> Bắt đầu quy trình tạo Blog

7. Chọn tên, vídụ: Ngày lễ tình nhân14 tháng 2 rồi nhấn NEXT

8. Chọn URL, ví dụ: thang2ngay14.blogspot.com rồi NEXT. Blog đã được tạo ra. 

9. Có thể chọn các lựa chọn khác nhau, nhưng tốt nhất là chọn + NEW POST để bắt đầu viết bài 

10. Đăng bài xong, đi xuống bên dưới cùng góc trái, nhấn View Blog để xem Blog và bài vừa mới viết. 


Để xóa Blog, làm như sau: 

1. Vào https://www.blogger.com/about/ rồi nhấn núm SIGN IN

2. Sử dụng địa chỉ email bạn đã tạo ra Blog bạn muốn xóa.

3. Nhấn vào mũi tên chỉ xuống ở góc trái trên cùng (nơi có các blog bạn đã tạo) 

4. Chọn tên Blog muốn xóa 

5. Chọn Settings

6. Chọn Manage Blog

7. Chọn  Remove Your Blog 

8. Hộp khẳng định hiện ra, chọn DELETE. 

9. Màn hình tiếp hiện ra, có thể chọn PERMANENTLY DELETE hoặc UNDELETE

10. Nếu nhấn PERMANENTLY DELETE là xóa vĩnh viễn.  

 

Để thiết lập quyền của người quản trị và người xem nội dung của Blog, vào Settings/Permissions