Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Tọa đàm 'Thay đổi để tồn tại và phát triển của các trường đại học trong kỷ nguyên số'



Quang cảnh lớp học

Là khóa học trong chương trình OER@University RoadShow 2016 do: (1) Đại học Văn Lang; (2) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT) và (3) Quỹ Việt Nam (The Vietnam Foundation) đồng tổ chức tại Đại học Văn Lang. Khóa học thu hút được hơn 20 người là giảng viên khoa CNTT, khoa thư viện, khoa ngoại ngữ của 4 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình khóa học





Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Khóa tập huấn về OER ngày 07/06/2016 tại Khoa Thông tin - Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội


Chuẩn bị ngay từ đầu giờ:
  • Các địa chỉ thư điện tử của học viên để sử dụng khi Demo
  • Những ai chưa có hộp thư của Google nên tạo mới 1 account để dễ dàng sử dụng các ứng dụng Web của Google Hướng dẫn tạo account Gmail.
  • Nhắc học viên chuẩn bị nghĩ sẵn tên cho Blog cá nhân


Các học viên chưa tham gia khóa huấn luyện trước 24-25/03/2016 thì nên làm quen với:

Ví dụ: viết một bài với rất nhiều tham chiếu tới các nội dung đã được quản lý trên Blog từ trước.

Bộ công cụ mạng học tập của tôi!
Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn


Mục đích: Có nhiều công cụ trên mạng bạn có thể chọn để làm công cụ lưu trữ được quản lý tốt các tài nguyên học tập của bạn: văn bản, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện.
Nguyên tắc, từng dạng tài nguyên (văn bản, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện) được lưu trữ và quản lý trong 1 kho thích hợp. Khi sử dụng, kết nối tới các kho đó. 


Các tài nguyên khuyến khích các học viên sử dụng sau khóa học:


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Gắn các giấy phép Creative Commons cho tài liệu OER


Kịch bản Demo gắn giấy phép cho văn bản

Tải về tờ rơi có nội dung 6 giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn:
https://www.dropbox.com/s/pgld2s0mz9oc1kn/CreativeCommons-Licenses.pdf?dl=0


Tải về tờ rơi về tính tương thích của các giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn:

A. Gắn giấy phép CC cho tài liệu bạn là tác giả của tất cả các nội dung
1. Tài liệu văn bản trong trình soạn thảo văn bản (Writer, Word, ...)
2. Tài liệu trình chiếu trong trình soạn thảo trình chiếu (Impress, PowerPoint, ...)
3. Tài liệu văn bản được soạn thảo trên và/hoặc đưa lên Web (Google Blog, Google Picasa, Google Photo, Flickr, Slide Share, ...)

Quang cảnh lớp họchọc


B. Gắn giấy phép CC cho các tài liệu OER pha trộn mà bạn không là tác giả gốc ban đầu
4. Pha trộn 2 tài liệu OER có các giấy phép giống nhau và/hoặc tương thích nhau để tạo thành tài liệu OER phái sinh mang giấy phép CC thích hợp.
4.1. Trong trình soạn thảo văn bản
4.2. Trong trình soạn thảo trình chiếu
4.3. Trên và/hoặc đưa lên Web

C. Gắn giấy phép CC được tùy chỉnh hình thức cho OER
5. Gắn giấy phép CC được tùy chỉnh hình thức vào tài liệu:
5.1. Trong trình soạn thảo văn bản
5.2. Trong trình soạn thảo trình chiếu
5.3. Trên và/hoặc đưa lên Web


Kịch bản Demo gắn giấy phép CC cho hình ảnh sử dụng trong bài viết của bạn

Kịch bản 1: Bài báo bạn tự viết ra, tự chọn giấy phép cho văn bản của bạn, sử dụng hình ảnh của bạn sử dụng công cụ gắn giấy phép CC (http://creativecommons.org/choose/). Hình ảnh có thể lấy từ Picasa hoặc Flickr (https://www.flickr.com/ rồi https://www.flickr.com/creativecommons/).

Kịch bản 2: Bài báo bạn tự viết ra, dùng hình ảnh của tác giả khác
Giả sử bạn viết một bài báo về khoa học máy tính (computer science) và chèn 1 hình ảnh lấy về từ Internet (https://commons.wikimedia.org/wiki/Main_Page). Hình ảnh này có giấy phép CC. Bạn sẽ làm như thế nào để ghi công tác giả cho đúng và đầy đủ?
Bước 1: Sử dụng công cụ gắn giấy phép CC (http://creativecommons.org/choose/)
Bước 3: Trong hộp tìm kiếm, gõ “Computer hardware” rồi nhấn Enter.
Bước 4: Chọn ảnh bạn muốn sử dụng, rồi nhấn “More Details” sẽ thấy toàn bộ thông tin của ảnh.
Bước 5: Quay về màn hình ở http://creativecommons.org/choose/, đưa các thông tin ảnh vào đó.
Bước 6: Sao chép các thông tin kết quả rồi đưa lên trang web (như của cá nhân, ...).

Kịch bản 3: Sử dụng phần: “Help others attribute you!” (Giúp người khác ghi công cho bạn!)
  • Sử dụng với kịch bản 1
  • Sử dụng với kịch bản 2
Kiểm tra thông tin đã điền trên web để xem đã đúng hay chưa. Nếu chưa, quay lại sửa rồi lại đưa lên web lại một lần nữa cho tới khi thuộc.

Kịch bản 4: Sử dụng http://www.openaccesstextbooks.org/cc_tool/license_generator.html - bộ sinh giấy phép CC tổng hợp để cấp phép cho 2 (hoặc nhiều hơn) OER do những người khác tạo ra.


Cách tạo Google Blog
Tạo Google blog - đối với những người đã có tài khoản email của Google
Chọn biểu tượng Google apps More Even more from Google → Tìm Blogger → Blog mới




Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Giới thiệu bản thân

Ông: Lê Trung Nghĩa

















Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chuyên môn, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT)

Trưởng ban, Ban Thúc đẩy Ứng dụng CNTT, Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ KHCN (DCA)

Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ Khoa học và Công nghệ
Tầng 8, phòng 803-B, số 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: (84-4) – 32222361
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ KH&CN
Số 35 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội



.


Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

'Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở', phiên bản tháng 01/2016 tại đại học Vũng Tàu







'Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở', phiên bản cập nhật nhất của tháng 01/2016, là bài trình bày nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường đại học Vũng Tàu, đã diễn ra vào ngày 21/01/2016.

Bạn có thể tải về bài trình bày, phiên bản tháng 01/2016, tại địa chỉ:

Blogger: Lê Trung Nghĩa


Giấy phép Creative Commons
Tác phẩm này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Ghi nhận công của tác giả 4.0 Quốc tế .

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Ký kết các bản ghi nhớ hợp tác nhân kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Câu lạc bộ Phân mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam



Ký kết bản ghi nhớ hợp tác RDOT - HCA
MOU hợp tác công nghệ mở giữa RDOT - HCA
Ký kết bản ghi nhớ hợp tác VFOSSA - HCA
RDOT & LinAgora Vietnam: các thành viên mới của VFOSSA


Nhân lễ kỷ niệm lần thứ 4 ngày thành lập Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (14/01/2012 - 14/01/2016), chiều tối ngày 16/01/2016, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu và đào tạo Công nghệ Mở (Open Technologies) giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở với Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng nhân dịp này còn có sự kiện ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) với Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh.

Một sự kiện khác cũng diễn ra nhân dịp này là lễ trao chứng nhận thành viên cho các thành viên tập thể mới của VFOSSA, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở (RDOT).

Sáng cùng ngày 16/01/2016, đã diễn ra hội thảo với chủ đề: Đâu là tiếp cận phát triển nền tảng kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (What is the best business platform development approach for startups) với chương trình như được nêu ở đây

Một số hình ảnh sự kiến có thể xem tại:
https://www.dropbox.com/sh/ff9x0y1qak86236/AAA4lNJFEBKti-jR4Ie6Oam6a?dl=0

Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com